Tổ chức, doanh nghiệp tham dự GTCLQG phải đáp ứng điều kiện: là các tổ chức, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân đã hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ liên tục tại Việt Nam và không vi phạm các quy định của pháp luật trong thời gian ít nhất 36 tháng, tính đến thời điểm đăng ký tham dự.
Tổ chức, doanh nghiệp đã đạt Giải Vàng Chất lượng Quốc gia thì sau 02 năm kể từ ngày nhận Giải Vàng Chất lượng Quốc gia mới được tiếp tục tham dự lại GTCLQG.
Tháng 8/1995, tại Hội nghị Chất lượng Việt Nam lần thứ nhất tại Hà Nội, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đã công bố việc khởi xướng Phong trào Năng suất – Chất lượng trong Thập niên Chất lượng Việt Nam lần thứ nhất (1996 – 2005) theo sáng kiến của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Tổng cục TCĐLCL) thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ). Cũng tại Hội nghị đó, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã thông báo về việc thiết lập một giải thưởng trong lĩnh vực chất lượng: Giải thưởng Chất lượng Việt Nam. Giải thưởng chính thức triển khai từ năm 1996.
Năm 2009 Giải thưởng Chất lượng Quốc gia (GTCLQG) được hình thành trên cơ sở hoạt động 13 năm Giải thưởng Chất lượng Việt Nam và do Thủ tướng Chính phủ trao tặng. Giải thưởng Chất lượng Quốc gia của Việt Nam nằm trong hệ thống Giải thưởng Chất lượng Quốc tế Châu Á- Thái Bình Dương (Global Performance Excellence Award – GPEA) của Tổ chức Chất lượng Châu Á – Thái Bình Dương (Asia Pacific Quality Organisation – APQO). GTCLQG được thiết lập, triển khai trên cơ sở chấp nhận mô hình và các tiêu chí của Giải thưởng chất lượng của các quốc gia tiên tiến. GTCLQG được trao giải hằng năm và giao cho Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, một đơn vị trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì thực hiện.
Qua 20 năm hình thành và phát triển, Giải thưởng đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt và tạo được uy tín đối với các doanh nghiệp, cơ quan quản lý cũng như người tiêu dùng trong xã hội; tôn vinh xứng đáng những doanh nghiệp đạt thành tích xuất sắc trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động, hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.
Phổ biến cho cộng đồng doanh nghiệp và xã hội những giá trị của GTCLQG mang lại nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả hoạt động, sự đóng góp đối với cộng đồng, xã hội và sự phát triển bền vững của những doanh nghiệp; cổ vũ các doanh nghiệp tiếp tục tham gia GTCLQG trong thời gian tới; nâng cao vị thế và vai trò của GTCLQG đối với cộng đồng doanh nghiệp và xã hội.
1) Vai trò của lãnh đạo (120 điểm);
2) Hoạch định chiến lược (85 điểm);
3) Định hướng vào khách hàng (85 điểm);
4) Đo lường, phân tích và quản lý tri thức (90 điểm);
5) Định hướng vào nguồn nhân lực (85 điểm);
6) Quản lý quá trình hoạt động (85 điểm);
7) Kết quả hoạt động (450 điểm).
Tổng: 1000 điểm
Một số đánh giá về kết quả triển khai hoạt động GTCLQG từ năm 1996 đến nay như sau:
a) Tôn vinh xứng đáng cho các DN trong lĩnh vực chất lượng
b) Nâng cao nhận thức của lãnh đạo cao nhất về việc áp dụng, duy trì và cải tiến liên tục hệ thống quản lý trong DN
c) GTCLQG là một công cụ góp phần nâng cao năng suất – chất lượng của doanh nghiệp
d) GTCLQG giúp DN phải hoàn thiện chiến lược hoạt động
đ) Áp dụng mô hình GTCL gắn liền với hoạt động tự đánh giá và phương pháp so sánh đối chứng (Benchmarking)
Một số kết quả cụ thể:
Từ 1996-2015: có gần 1.700 lượt DN đạt GTCLQG; 148 lượt DN đạt Giải Vàng GTCL; 128 lượt DN đạt bằng khen của Thủ tưởng; 37 lượt DN đạt giải thưởng chất lượng quốc tế Châu Á – Thái Bình Dương.
Tổ chức, doanh nghiệp đạt GTCLQG được nhận Cúp và Giấy chứng nhận. Tổ chức đạt Giải Vàng Chất lượng Quốc Chất lượng Quốc gia trong 02 năm gần nhất được xem xét, lựa chọn tham dự Giải thưởng Chất lượng Quốc tế Quốc tế Châu Á – Thái Bình Dương (GPEA).