- Lịch sử hình thành
- Hội đồng quốc gia
- Các chuyên gia
- Tổ chức - cá nhân
thực hành tốt TCCLQG
-
Quá trình hình thành & phát triển
Tháng 8/1995, tại Hội nghị Chất lượng Việt Nam lần thứ nhất tại Hà Nội, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) đã thông báo về việc thiết lập một giải thưởng trong lĩnh vực chất lượng: Giải thưởng Chất lượng Việt Nam. Giải thưởng chính thức triển khai từ năm 1996.
Năm 2000 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Chất lượng Châu Á - Thái Bình Dương (APQO) và Giải thưởng được thừa nhận nằm trong hệ thống Giải thưởng Chất lượng Quốc tế Châu Á- Thái Bình Dương (Global Performance Excellence Award – GPEA) do APQO thiết lập;
Năm 2009, Giải thưởng Chất lượng Quốc gia (GTCLQG) được hình thành trên cơ sở hoạt động 13 năm Giải thưởng Chất lượng Việt Nam và do Thủ tướng Chính phủ trao tặng. GTCLQG được thiết lập, triển khai trên cơ sở chấp nhận mô hình và các tiêu chí của Giải thưởng chất lượng của các quốc gia tiên tiến. GTCLQG được trao giải hằng năm. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là cơ quan chủ trì thực hiện. -
Mục tiêu
Mục tiêu của Giải thưởng Chất lượng Quốc gia là khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến năng suất - chất lượng, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
-
Tiêu chí giải thưởng
1) Vai trò của lãnh đạo (120 điểm);
2) Hoạch định chiến lược (85 điểm);
3) Định hướng vào khách hàng (85 điểm);
4) Đo lường, phân tích và quản lý tri thức (90 điểm);
5) Định hướng vào nguồn nhân lực (85 điểm);
6) Quản lý quá trình hoạt động (85 điểm);
7) Kết quả hoạt động (450 điểm).
Tổng: 1000 điểm
-
Tổng kết hoạt động
Qua gần 30 năm hình thành và phát triển, GTCLQG đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt và tạo được uy tín đối với các doanh nghiệp, cơ quan quản lý cũng như người tiêu dùng trong xã hội; tôn vinh xứng đáng những doanh nghiệp đạt thành tích xuất sắc trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động, hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.
Một số kết quả tiêu biểu của hoạt động GTCLQG:
a) Tôn vinh xứng đáng cho các DN trong lĩnh vực chất lượng
GTCLQG được xét tặng hàng năm cho những doanh nghiệp áp dụng hiệu lực và hiệu quả các mô hình, hệ thống quản lý tiên tiến; có thành tích nổi bật trong việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động; làm quen với các chuẩn mực quốc tế để sẵn sàng hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới; và đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội. Các doanh nghiệp được đề cử tham gia và đạt GTCLQG là những doanh nghiệp tiêu biểu của địa phương, tham gia và đóng góp tích cực cho hoạt động năng suất - chất lượng tại địa phương và cả nước.
b) Nâng cao nhận thức của lãnh đạo cao nhất và Doanh nghiệp nói chung về vai trò của quản lý chất lượng trong việc nâng cao năng suất, khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp
GTCLQG giúp Lãnh đạo DN nhận thức đúng lợi ích của việc áp dụng các tiêu chuẩn, hệ thống quản lý tiên tiến trong hoạt động SXKD, huy động mọi nguồn lực sẵn có, chỉ đạo và lôi cuốn mọi người cùng tham gia xây dựng, áp dụng và hoàn thiện hệ thống quản lý nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, cũng như luôn sẵn sàng thoả mãn các yêu cầu của khách hàng.
c) GTCLQG giúp DN phải hoàn thiện chiến lược hoạt động
Các DN tham dự GTCL, trước hết, cần xác định được rằng việc được trao giải là quan trọng, nhưng chấp nhận và áp dụng mô hình, hệ thống quản lý tiên tiến để không ngừng hoàn thiện hoạt động SXKD của mình trên cơ sở cơ cấu hoá và hệ thống hoá các công việc trong nội bộ DN theo định hướng cải tiến và đổi mới liên tục.
đ) Áp dụng mô hình GTCL gắn liền với hoạt động tự đánh giá và phương pháp so sánh đối chứng (Benchmarking)
GTCLQG hỗ trợ DN sử dụng phương pháp tự đánh giá trên cơ sở đối sánh hoạt động của mình với các tiêu chí của giải thưởng để xác định hiện trạng của trình độ và chất lượng quản lý, xác định những thành tựu và điểm yếu, những cơ hội thành công và nhiệm vụ cho tương lai, từ đó đề ra các biện pháp cải tiến và hoàn thiện thích hợp. -
Số liệu doanh nghiệp đạt GTCLQG từ 1996 - nay
Tổng số
Vàng
Bạc
GPEA
Sản xuất lớn
848
148
700
Sản xuất nhỏ
787
72
715
Dịch vụ lớn
128
33
95
Dịch vụ nhỏ
267
27
240
2030
280
1750
52
Hội đồng quốc gia
Đại diện của các Bộ, ngành, cơ quan và tổ chức có liên quan
CÁC CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ GIẢI THƯỞNG CHẤT LƯỢNG QUỐC GIA
Ông Phạm Hữu Cát
năng suất chất lượng
Ông Trần Quốc Dũng
(Quacert)
Ông Bùi Xuân Phong
năng suất chất lượng
Ông Đinh Thái Xuân
năng suất chất lượng
Bà Phạm Thu Giang
Ông Lê Minh Tâm
Nghiệp vụ Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng